Kinh nghiệm

Ý Nghĩa Và Truyền Thuyết Của Hoa Bỉ Ngạn

Bỉ Ngạn là loài hoa có nguồn gốc Á Đông xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là loài hoa xuất hiện nhiều trong văn chương, tượng trưng cho nhiều ý nghĩa, chủ yếu về phân li, đau khổ, cái chết,… Bỉ ngạn là loài hoa khác biệt so với hầu hết các loài hoa mà PKND đã mang đến với vạn đọc, vậy sự khác biệt đó như thế nào? Để cùng tìm hiểu xâu hơn về các ý nghĩa và truyền thuyết của loài hoa này, bạn đọc hãy cùng đọc bài viết sau nhé!

Tóm Tắt Về Hoa Bỉ Ngạn

Hoa bỉ ngạn hay Long Trảo Hoa, cây Mạn Châu Sa Hoa, Hồng hoa Thạch Toán,…. có tên khoa học là Lycoris radiata. Đây là loài cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 40cm – 100cm. Có hoa mọc thành chùm rất bắt mắt thường có màu đỏ, đôi khi là xanh,vàng ,trắng, tím,… Hoa bỉ ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La – mandara, hoa màu đỏ gọi là Mạn Châu sa – Manjusaka. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, cành hoa dài vươn lên từ mặt đất, trên đài gồm một cụm hoa khoảng 5 đến 7 nụ, khi nở xòe tròn ra mọi hướng, trông như con chim công đang múa.

Có điều thú vị ở loài hoa này đó là: khi là phát triển thì cây tuyệt nhiên không có hoa còn khi hoa phát triển tuyệt nhiên cây cũng không có là, lá và hoa mãi mãi không bao giờ gặp nhau . Hoa bỉ ngạn nở rất đặc biệt Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoa nở vào Thu Bỉ Ngạn, thời gian rất chính xác cho nên mới gọi là Bỉ Ngạn hoa.

Trong tự nhiên bỉ ngạn thường mọc hoang tại cái bờ mương, bờ sông, bờ rộng, triền đồi và rất nhiều ở nghĩa trang. Củ của loài hoa này chứa chất Lycorin một chất độc thần kinh, vậy nên ta cần tránh tiếp xúc trực tiếp với củ của loại cây này. Theo truyền thuyết cổ ở Nhật Bản thì trước kia có một người ví quá đói nên đã quyên sinh bằng cách ăn củ bỉ ngạn trong lúc đói. Có lẽ vì vậy thời xưa người ta coi loài hoa này tượng trưng cho cái chết và điểm chẳng lành.

Bỉ ngạn không ưa thích nhiệt mà ưa thích một môi trường ấm áp. Khi nhiệt độ vào mùa hè quá cao, các cây bỉ ngạn sẽ chết. Các cây bỉ ngạn thường được trồng ở những khu vực có hệ thống thoát nước tốt để các bông hoa không bị tổn hại và phát triển bình thường. Đặc biệt là khu vực trồng cũng không bị ảnh hưởng bởi gió quá nhiều vào những tháng mùa đông.

Bỉ ngạn thích hợp sinh trưởng trong môi trường ấm áp. Khi gặp nhiệt độ quá cao vào mùa hè cây có thể chết. Bỉ ngạn hoa thường được trồng ở những nơi thoát nước tốt, không bị ngập úng và ít bị tác động bởi thời tiết cực đoan như gió mạnh, ánh nắng cường độ cao.

hoa bi ngan
Hoa bỉ ngạn ở Việt Nam mang ý nghĩa u buồn, tuy nhiên ở nhiều quốc gia khác nhau nó lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. 

Ý Nghĩa Hoa Bỉ Ngạn

Ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực bỉ ngạn lại mang một ý nghĩa khác nhau như:

  • Nhật Bản: Hồi ức đau thương.
  • Triều Tiên: Nhớ về nhau.
  • Trung Quốc: Ưu mỹ thuần khiết.

Gói gọn lại thì đây là loài hoa mang ý nghĩa “phân ly, đau khổ, không may mắn, vẻ đẹp của cái chết, hồi ức đau thương”

Trong một năm có 2 ngày xuân phân và thu phân đó là ngày mà mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo, vào 2 ngày này thời gian của ngày và đêm là như nhau. Bỉ ngạn hoa sẽ nở trùng với ngày thu phân hàng năm. Đây cũng là thời gian mà theo lời Phật dạy trong thời gian 7 ngày của mùa thu,người sống có thể đi vào thế giới của người đã khuất để gặp gỡ tổ tiên. Với người Nhật, đây cũng là dịp tảo mộ cho những người đã mất.

Trong dân gian có lưu truyền rằng bỉ ngạn chính là cánh cửa để đi vào thế giới của của đã mất, cũng có những truyền thuyết nói rằng, vào những ngày người âm dương gặp nhau thì bỉ ngạn là nơi trú ngụ của những linh hồn (tên gọi higanbana (彼岸花)cũng có nguồn gốc từ đó).

Truyền Thuyết Và Sự Tích Về Hoa Bỉ Ngạn

Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc, loài hoa chốn Hoàng Tuyền này còn gắn liền với truyền thuyết rất độc đáo. Chuyện kể rằng, có một loài hoa rất đặc biệt mang một cái tên rất độc đáo Hoa Bỉ Ngạn.

Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương.

Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, Mạn Châu và Sa Hoa lại điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc.

Cuối cùng , họ cũng định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần. Thần biết được đã trách tội 2 yêu tinh. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ.

Về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào.

Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các đôi tình nhân chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định.

Trên đây là ý nghĩa hoa bỉ ngạn và truyền thuyết độc đáo về loài hoa này. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Trả lời