Kinh nghiệm

Hoa lan cẩm cù là gì? Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm cù

Hoa lan cẩm cù là loài cây được trồng nhiều tại Việt Nam bởi đặc tính dễ trồng, hoa đẹp, nhiều màu, lâu tàn,.. Vậy cây lan cẩm cù có nguồn gốc từ đâu? Đặc điểm ra sao? Phân loại như thế nào? Chăm sóc sao cho cây ra hoa đẹp?

Một số đặc điểm cơ bản của hoa lan cẩm cù

Tên thường gọi Hoa lan cẩm cù, cẩm cù
Tên gọi khác ( ít phổ biến hơn) Lan cẩm tú cầu, cầm cù, hoa đá, tú cù, lan anh đào, hoya
Tên tiếng Anh Hoya + tên tiêng của từng loại cẩm cù. Ví dụ: Hoya kerri, Hoya cumingiana,…
Tên khoa học Hoya carnosa
Họ thực vật Họ Trúc đào (La bố ma) (danh pháp khoa học: Apocynaceae) còn được gọi là họ Dừa cạn.
Phân họ Thuộc phân họ Bông tai (Asclepiadoideae)
Chi Chi cẩm cù (hoya) trên thế giới hiện có khoảng gần 500 loài. Ở Việt Nam có ít nhất 24 loài (có một số tài liệu ghi là 40).
Xuất xứ Đây là loại thực vật bản địa Đông Á, Đông Nam Á và Australia.
Phân bố Phân bố chủ yếu ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và Australia.
Tuổi thọ Đây là loại cây leo lâu năm leo dến đâu bán rễ đến đó nên hiện nay chưa có thông tin ghi chính xác về tuổi thọ của loài cây này.
Chiều cao Dây leo có chiều dài trung bình từ 4-7m tuy nhiên nếu trong quá trình phát triển thân tìm được vị trí để ra rễ và hút chất dinh dưỡng thì có thể phát triển dài hơn rất nhiều.
Thông thường lá cây hình bầu dục, tuy nhiên cũng có một số phân loại có lá hình trái tim hay hình tròn. Đặc điểm chung của lá cây cẩm cù là có lá dầy cứng, mọng nước Lá chủ yêu có màu xanh lá tuy, một số phân loại sẽ có thêm một chút màu trắng, thường là ở rìa lá, khi về lá cây sẽ đổi sang màu vàng và rụng đi.
Hoa Hoa cẩm cù sẽ có chung các đặc điểm sau: Hoa mọc thành tùng chùm to tròn tạo thành hình tròn rất đẹp mắt, phần nhụy hoa ở giữa là hình ngôi sao 5 cánh. Hoa mọc ra từ cuống hoa, hoa sau khi rụng thì cuống vẫn tiếp tục phát triển để cho ra đợt hoa mới, nhìn vào chiều dài của cuống hoa ta có thể biết được số lần ra của cuống đó.
Quả Quả cầm cù có hình dáng thuôn dài giống như quả đỗ, mọc ra từ cuống hoa đã rụng hoa. Tỉ lệ quả từ hoa ở cầm cù rất thấp, chỉ những cuống già phát triển tốt mọc trên những cây già phát triển tốt mới có khả năng đậu quả, mỗi lần cây đậu quả cũng chỉ đếm trên số lượng đầu ngón tay. Khi quả già sẽ khô và tự bung ra để phát tán hạt giống.
Hạt Hạt của cầm cù là loại phát tán theo gió nên có các đặc điểm sau: hạt thuôn dài, ở đầu hạt có chùm lông mịn và nhẹ giúp hạt giống có thể phát tán theo gió.
Rễ Rễ chùm, bộ rễ của cầm cù không ăn quá sâu vào đất, tuy nhiên ở thân cây khi phát triển đến đâu sẽ mọc ra rễ đến đó vừa có tác dụng leo bám vừa giúp cây hút chất dĩnh dưỡng và nước hỗ trợ cho bộ rễ chính.
Thân cây  Thân cây leo, hình tròn, bên trong mọng nước, đường kính khoảng 3-5mm, các gốc già sẽ có đường kính to hơn.

Phân loại hoa lan cẩm cù

Chi cẩm cù (hoya) trên thế giới hiện có khoảng gần 500 loài. Ở Việt Nam có ít nhất 24 loài (có một số tài liệu ghi là 40). Chúng được phân loại chủ yếu dựa vào màu, hình dáng, kích thước hoa và lá.

Để có thể phân biệt, gọi tên được chính xác các loài cầm cù quả thật rất khó bởi số lượng rất nhiều mà sự khác biệt lại không quá nhiều, các cách trên mình đưa ra chỉ mang tính chất tương đối.

hoa lan cam cu (2)
Trên thế giới có khoản 500 dòng hoa lan cẩm cù.

Phân loại theo màu hoa

  • Cách gọi: “Hoa cẩm cù + màu hoa”

Đây là cách gọi tên phổ biến nhất, bạn không cần có hiểu biết quá nhiều về loài cây này cũng có thể gọi được rôi, chỉ đơn giả ” cẩm cù + màu hoa” là được rồi, ví dụ: cẩm cù trắng, cẩm cù đỏ, cẩm cù tím, cẩm cù xanh,… Với cách này bạn có thể phân loại được cây rất đơn giản, tuy nhiên cách này có nhược điểm đó là bạn chỉ gọi được tên chúng khi đã biết màu hoa còn nếu cây chưa ra hoa thì rất khó, thêm vào đó nữa với các loại cẩm cù có màu sắc chung tính mỗi người sẽ gọi một khác nên khó để đồng bộ tên gọi.

Phân loại theo hình dáng hoa

  • Cách gọi: “Hoa cẩm cù + hình dáng hoa + màu hoa”

Để dễ phân biệt hơn nữa thì nhiều người sẽ kết hợp hình dáng hoa và màu sắc để gọi tên. Sẽ có loại hoa cẩm cù hình cầu, hình chén hoặc hình tên lửa,… Cách này có nhược điểm giống với cách đầu tiên là bạn chỉ có thể gọi khi đã biết mặt hoa.

Phân loại theo hình dáng lá

  • Cách gọi: “Hoa cẩm cù + hình dáng, màu lá”

Hoa lan cẩm cù có nhiều hình dáng lá, nhưng phổ biến nhất là hình bầu dục và lá hình trái tim, thông thường thì lá cây sẽ có màu xanh lá tuy nhiên cũng có một số loại có lá tô điểm thêm màu trắng.

Ý nghĩa của lan cẩm cù

Hoa lan cẩm cù mang đến ý nghĩa yêu thương, tượng trưng cho sự tròn đầy viên mãn, nên rất phù hợp để bạn tặng cho những người thân yêu quý của mình vào các dịp đặc biệt.

Hoa lan có nhiều ý nghĩa trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam, mang lại sự may mắn về mặt phong thủy giúp thu hút tài lộc và đem lại may mắn trong cuộc sống cho gia chủ, nên rất thích hợp để trang trí trong nhà.

hoa lan cam cu (1)
Lan cẩm cù tượng trưng cho sự tròn đầy viên mãn.

Công dụng của lan cẩm cù trong cuộc sống

Trong cuộc sống lan cẩm cù được ứng dụng chủ yếu làm cây cảnh nhờ hoa, dáng đẹp, dễ tạo hình, sức sống mãnh liệt, dễ nhân giống, ít sâu bệnh,… nên rất được ưu chuộng. Chúng thường được trồng làm cây leo trang trí ban công sần vườn , vừa giúp tạo bóng mát vừa giúp tạo cảnh quan và hương thơm.

Tuy không phổ biến nhưng trong đông y, cây lan cẩm cù được sử dụng để chữa các loại bệnh như viêm phổi nhẹ, viêm phế quản, viêm kết mạc… vì các bộ phận của cây đều phủ sáp, thân và lá chứa một lượng sterol glucoside là hoyin (0.76-0.832%)

Cách trồng và chăm sóc lan cẩm cù

Phần này mình sẽ nói về cách chọn đất, chọn giống, nhân giống và chăm sóc cây sao cho cây phát triển tốt và ra hoa đẹp.

Đất ( chất trồng hoa)

Mình dùng 2 bao đất ( 30k / túi )  và 1 túi trấu ( vỏ lúa ạ hoặc xơ dừa mịn ) mục đích để đất tươi xốp thì bộ rễ sẽ phát triển nhanh vì đất xốp thoáng , ẩm cù ko ưa đất 100% . Sau đó trộn đất + vỏ trấu + 1 túi phân đầu trâu với nhau là ta đã có chất trồng phù hợp rồi.

Ngoài cách trên thì bạn có thể tùy biến theo từng hoàn cần chỉ cần ghi nhớ những điều sau: cây không phù hợp nếu chỉ trồng nguyên đất hoặc nguyên giá thể, cẩm cù ưa ẩm và đất cầm có độ tơi xốp.

Nhân giống bằng cành, thân

Đây là cách đơn giảm mà đẹp lại hiệu quả tốt nhất trong tất cả các cách nhân giống, bạn làm như sau:

  • Bước 1: Bạn chọn thân hoặc cành từ cây mẹ có hoa đẹp, sức khỏe tốt, không sâu bệnh, phần thân và cành nên chọn là những phần thên già to khỏe, đã có rễ bám như vậy cây khi trồng sẽ nhanh phát triển hơn.
  • Bước 2: Bạn cắm thân giống xống đất theo góc 45 độ, độ sâu tùy theo cành giống, trung bình là khoảng 1/3 thân giống, chú ý bạn cắm phần thân có nhiều rễ hơn xuống đất. Bạn cũng có thể sử dụng thêm thuốc kích dễ để cây nhanh phát triển.
  • Bước 3: Bạn tiến hành giữ ẩm cho cây, sau khoảng 1 tháng cây sẽ bắt đầu ra mầm và phát triển và ra hoa.

Nhân giống bằng hạt

Cách này thường rất khó để thực hiện bởi cẩm cù ra quả rất ít nên có được hạt trồng không phải dễ, kế đó là tỉ lệ sống, tốc độ phát triển của cây khi trồng bằng hạt cũng không cao vậy nên mình không khuyến khích các bạn trồng theo cách này, tuy nhiên nếu muốn các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: chuẩn bị đất trồng như đã hướng dẫn ở phần trên.
  • Bước 2: dải đều hạt giống xuống đất trồng và phủ lên bên trên 1 lớp trấu hoặc rơm để giữ ẩm, sau khoảng từ vài tuần đến vài tháng hạt sẽ nảy mầm (phần này khá là hên xui vì còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống), tiếp đó bạn giữ ẩm cho cây tùy theo điều kiện thời tiết. Cứ chăm sóc như vậy sau khoảng 1,5 – 2 năm hoặc lâu hơn thì cây sẽ ra hoa.

Cách chăm sóc lan cẩm cù

Mới trồng thì bạn mua 1 gói hoặc 1 lọ nước kích ra rể nảy mầm về và tưới vào gốc và cả cây như vậy cây lên rất khỏe. Những ngày đầu tưới thường xuyên nhưng chỉ nên tưới nước ít thôi kiểu như tắm tráng. Sau khi cây đã sống lên mầm thì tuần tưới 1 đến 2 lần tùy theo thời tiết nắng hay hanh khô .

Cứ 1 tháng ta lại hòa B1 cùng với nước phun cho cây 1 đến 2 lần( B1 này ko phải B1 cho người dùng mà là B1 mua ở hàng cây trồng và có tá dụng giúp cây ra hoa nhanh và đều hơn) .Cứ chăm như vậy cây sẽ phát triển nhanh và nhanh ra hoa.

Trả lời